KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH KIÊN GIANG


          1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnhviện Tâm thầnKiên Giang

          Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số1455/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh Kiên Giang trên cơ sở tổchức lại Khoa Tâm thần Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang và Khoa Tâm thần Trung tâmKiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang, là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh trựcthuộc Sở Y tế Kiên Giang.

          Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang được xâydựngtừ năm 2010 đến năm 2015 (Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 vềviệc phê duyệt dự án đầu tư công trình Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang), hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng vốnđầu tư ban đầu 166.191.913.000 đồng, tổng diện tích mặt bằng khoảng 13.377 m2.Quy mô giường bệnh là 100 với nhiều vật tư, trang thiết bị y tế, phòng phục hồichức năng hiện đại được đầu tư mua sắm phục vụ bệnh nhân.

 

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ BỆNHVIỆN TÂM THẦN TỈNH KIÊN GIANG

          1. Chức năng

          – Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phòng bệnh vàphục hồi chức năng về lĩnh vực chuyên ngành Tâm thần.

          – Đào tạo và tham gia đào tạo nhân lực y tế,chỉ đạo tuyến và tham gia phòng, chống dịch bệnh...

          – Nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụngkhoa học, các công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh và phục vụ côngtác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

          2. Nhiệm vụ

          a) Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chứcnăng

          – Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trongcả nước/khu vực và người nước ngoài về lĩnh vực chuyên ngành Tâm thần.

          – Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuậtcao khi đủ điều kiện;

          – Tham gia khám giám định theo yêu cầu của Hộiđồng Giám định Y khoa và phân cấp của Sở Y tế Kiên Giang.

          – Phục hồi chức năng cho người bệnh sau điềutrị và phục hồi chức năng cho người bệnh tại cộng đồng.

          – Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phâncông của Sở Y tế KiênGiang.


          b) Đào tạo cán bộ:

          – Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạonhân lực y tế.

          – Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế theoquy định.

          – Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viênchức trong bệnh viện và các cơ sở y tế khác khi có nhu cầu.

          – Đào tạo và tham gia đào tạo sinh viên, thựctập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại bệnh viện.

          c) Nghiên cứu khoa học:

          – Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học,triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ công tác khám chữa bệnh,phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo về lĩnh vực Tâm thần.

          – Chủ trì, tham gia các công trình nghiên cứukhoa học theo sự phân công.

          – Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học theoquy định của pháp luật.

          – Thực hiện các chương trình hợp tác nghiêncứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định củaPháp luật.


          d) Chỉ đạo tuyến

          – Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyênmôn cho tuyến dưới.

          – Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môntrong khu vực được phân  công.

          – Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chứctriển khai các chương trình, dự án y tế liên quan.

          – Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phâncông của Sở Y tế.


          đ) Phòng, chống dịch bệnh:

          – Thường xuyên phối hợp với các cơ quantrong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòngchống tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn sinh hoạt.

          – Tham gia phòng, chống dịch bệnh; khắc phụchậu quả thiên tai, thảm họa.


          e) Hợp tác Quốc tế:

          – Bệnh viện chủ động thiết lập trao đổi cácmối quan hệ, hợp tác về khám, chữa bệnh, cung cấp trang thiết bị, đào tạo,nghiên cứu khoa học với các nước và các tổ chức Quốc tế theo quy định của Phápluật.

          – Bệnh viện xây dựng và tổ chức thực hiện cácđề án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức, cá nhân nướcngoài kể cả các tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.

          - Cử cán bộ học tập, nghiên cứu ở nước ngoài;mời chuyên gia người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm họctập tại đơn vị theo quy định.

          –Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác Quốc tế khác theo sự phân công, chỉ đạo của Sở Ytế.


          f) Quản lý đơn vị:

          – Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựccủa đơn vị theo quy định của pháp luật Nhà nước.

          – Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa họckỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và Quốc tế theo quy địnhcủa Pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiệnđời sống cán bộ, viên chức.

          – Thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành y tếcủa Đảng và Nhà nước; huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấpbệnh viện đúng pháp luật.

          3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Bệnh viện Tâmthần tỉnh Kiên Giang

          Bệnh viện Tâm thần Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệpcông lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang, chịu sự quản lý của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.

          Bệnh viện Tâm thần Kiên Giang làm việc theo chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổchức hiện nay bao gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 11 khoa, phòng chức năngnghiệp vụ. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan,là người tổ chức chỉ đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện.


          Hệ thống cơ cấu tổ chức gồm có các Khoa, Phòngsau:

          – Khoa Khám bệnh;

          Khoa Cấp cứu;

          – Khoa Điều trị bệnh nhân Nam;

          – Khoa Điều trị bệnh nhân Nữ;

          – Khoa Tâm lý lâm sàng và Phục hồi chức năng;

          – Khoa Dược;

          Khoa Dinh dưỡng;

          – Phòng Hành chánh quản trị - Tổ chức cán bộ;

          – Phòng Kế hoạch tổng hợp và Vật tư – Thiết bịY tế;

          – Phòng Tài chính – Kế toán;

          – Phòng Điều dưỡng.

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN  MÔN TRONG KHÁM VÀ CHỮA BỆNH


          Các rối loạn tâm thần nặng thường gặp

  • Tâm thần phân liệt
  • Động kinh
  • Loạn thần cấp
  • Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
  • Trầm cảm nội sinh
  • Tự sát
  • Kích động

          Các rối loạn liên quan đến tâm lý

  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Các chứng đau mạn tính
  • Ác mộng
  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Các rối loạn liên quan stress
  • Suy nhược
  • Suy giảm trí nhớ
  • Rối loạn tâm lý tuổi già
  • Béo phì
  • Chán ăn


Phòng Phục hồi chức năng tại Bệnh viện

Các rối nhiễu tâm lý trẻ em và tuổi học đường

  • Rối loạn tự kỷ
  • Rối loạn tăng động và giảm sự chú ý
  • Chậm phát triển tâm thần
  • Rối loạn hành vi
  • Nghiện game, nghiện chất
  • Đái dầm

          Các rối loạn tâm thần do nghiện rượu, ma túy

  • Cai nghiện rượu, cai nghiện ma tuý
  • Điều trị các rối loạn tâm thần do rượu và ma tuý

          Tưvấn và Trị liệu tâm lý

  • Tư vấn tâm lý và sức khỏe tâm thần
  • Giáo dục tâm lý
  • Liệu pháp tâm lý cá nhân
  • Liệu pháp tâm lý nhóm
  • Liệu pháp gia đình.

          Phục hồi chức năng

          Người bệnh sau điều trị giai đoạn cấp đượcđiều trị phục hồi một số chức năng quan trọng, giúp cho bệnh nhân hòa nhập tốtvới gia đình và cộng đồng.

  • Kỹ năng lao động
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng sống tại cộng đồng

          Dịch vụ sau điều trị

  • Tư vấn sức khỏe, hướng dẫn gia đình quản lý điều trị, phòng chống tái phát…cho người bệnh tại gia đình và cộng đồng.
  • Tư vấn chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và cho uống thuốc tại gia đình và cộng đồng.

          3.Xét nghiệm & Chẩn đoán hình ảnh tai bệnh viện tâm thần Kiên Giang

          Chẩnđoán hình ảnh

  • Chụp XQ số hóa
  • Siêu âm (Siêu âm ổ bụng, Siêu âm tim…).

          Thăm dò chức năng

  • Điện não đồ vi tính
  • Điêm tim

          Xét nghiệm

  • Máu: Tế bào, Sinh hóa, HIV, Ma túy.
  • Nước tiểu.

          Các trắc nghiệm (Test) tâm lý chẩn đoán

  • Trí tuệ (RAVEN, KENT)
  • Nhân cách (MMSE, EPI)
  • Trầm cảm (BECK, HAMILTON)
  • Lo âu (HAMILTON, ZUNG)
  • Trầm cảm thanh thiếu niên (RADS)
  • Trầm cảm người già (GDS)

 

 

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: